CÔNG TY S555 CUNG CẤP GIỐNG ; THU MUA BA KÍCH SỐ 1 TÂY NGUYÊN
Hotline:0983.910.996 – 091.345.8996.
Ba kích còn có tên là Dây ruột già, Ba kích thiên (Trung Quốc)Tên khoa học :Tên khoa học Morinda officinalis stow. là loài thực vật thuộc chi Nhàu, họ cà phê (RUBIACEAE).
Đặc điểm hình thái và phân bố:
+ Cây Ba Kích là loại cây thảo sống lâu năm, mọc thành từng bụi lớn, dạng thân leo, nhiều lông mịn ở trên thân.
+ Rễ ba kích có hình trụ tròn, có đường kính 1-3cm, bên trong lõi có màu hồng nhạt, bên ngoài vỏ cứng sần sùi, màu vàng xám.
+ Lá ba kích mọc đối xứng, có hình mác, hình bầu dục hoặc hình mác. Lá dài khoảng 6-14cm, rộng khoảng 2,5-6cm. Khi lá non có màu xanh lục, về già chuyển sang màu trắng giống như mốc và ít lông hơn, khi bị khô có màu nâu tím.
+ Hoa thường mọc từng chùm nhỏ và tập trung thành tán ở đầu cành, có khoảng 2-10 cánh hoa mọc không đều nhau. Khi mới nở hoa sẽ có màu trắng, sau đó chuyển sang màu vàng. Thường nở vào khoảng tháng 5 đến tháng 6.
+ Quả hình cầu, trên bề mặt có nhiều lông tơ, thường có màu đỏ thẫm khi chín. Mùa quả thường vào khoảng tháng 8-10.
Có hai loại ba kích là: Ba kích tím và ba kích trắng. Loại Ba kích tím có giá trị dược lý cao hơn và đem lại thu nhập cao hơn cho người trồng so với ba kích trắng.
Cách nhận biết cây Ba kích tím:
- Cây ba kích tím thân leo bằng thân quấn, dài hàng mét.
- Thân non có màu tím và có lông, sau nhẵn.
- Ngọn có cạnh, màu tím, có lông, khi già thì nhẵn.
- Hoa ba kích tím khá nhỏ, mọc thành từng chùm thường nở vào khoảng tháng 5-6 lúc đầu hoa có màu trắng sau chuyển sang màu vàng. Hoa thường tập trung thành tán ở đầu cành.
- Tháng 7 – 10 sẽ là lúc quả ba kích ra rộ nhất, quả hình cầu, khi chín có màu đỏ.
- Rễ ba kích có màu tím đặc trưng và lõi trắng cứng. Khi sử dụng người ta thường rửa sạch, làm héo rễ, sau đó sẽ rút phần lõi cứng ra. Màu sắc của lớp vỏ cây thường đậm hơn nhiều so với ba kích trắng. Mặt cắt vỏ màu tím nhạt, phần gỗ màu nâu vàng, không có mùi, vị ngọt, hơi chát. Nếu ngâm với rượu, loại ba kích này sẽ chuyển sang màu tím.
Cây thường mọc hoang ở vùng đồi, núi thấp các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc nước ta như: Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên.
Bộ phận sử dụng làm thuốc:
Cả phần rễ, củ, lá và hoa của cây ba kích đều được sử dụng chế biến thuốc, tuy nhiên rễ vẫn là bộ phận được dùng nhiều nhất.
Sau 3 năm từ khi trồng cây có thể thu hoạch được vụ đầu tiên. Tháng 10 – tháng 11 khi quả chín có thể bắt đầu thu hoạch được. Đào rộng phần xung quanh của cây để lấy hết phần rễ.
Thành phần:
Rễ ba kích là một loại dược liệu quý, có chứa nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe chẳng hạn như Gentianine, Tigogenin, Trigonelline, Luteolin, Rubiadin, axit hữu cơ, vitamin B1, vitamin C, Antraglycozid, đường, nhựa và tinh dầu.
Công dụng
Tác dụng dược liệu theo y học cổ truyền
Tính vị: Vị cay ngọt, tính hơi ôn. Quy kinh: Tỳ, Thận, Tâm, Can, có công dụng:
Mạnh gân cốt, ôn thận trợ dương, khử phong thấp.
Chữa dương ủy, lưng gối đau mỏi.
Bổ trí não và tinh khí: chữa các bệnh sớm xuất tinh, liệt dương, xuất tinh sớm, phụ nữ kinh nguyệt không đều.
Chữa cao huyết áp.
Giảm các triệu chứng lở loét, viêm nhiễm.
Giúp mát gan, kích thích hệ tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng.
Tăng sức đề kháng, giảm đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết.
Trị các chứng thủy thũng, chứng phong.
Trị bụng dưới lạnh đau, tiểu không tự chủ, tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều.
Trị thận hư, thần kinh suy nhược, mất ngủ.
Trị ho suyễn, tiêu chảy, ăn ít, chóng mặt.
Theo Y Học Hiện Đại:
Tiêu viêm chống sưng: Vitamin C có trong ba kích có tác dụng chống oxy hóa, giúp liền nhanh các vết thương, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn làm lan rộng vết thương.
Tăng sức đề kháng cho cơ thể: Ba kích dược liệu có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, sử dụng đều đặn và thường xuyên giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra nó còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, bổ sung vitamin B1 giúp chúng ta khỏe mạnh và có nhiều năng lượng.
Tăng cường sinh lý cho nam giới: Ba kích tím có tác dụng gì với nam giới? Hoạt chất anthraglycosid, kẽm, sắt và nhiều khoáng chất trong dược liệu có tác dụng bổ sung sinh lực ở nam giới và cải thiện chuyện phòng the. Để hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương, suy nhược thể lực, chứng giảm ham muốn ở giới nam, người ta thường dùng bài thuốc ba kích ngâm với đinh lăng cùng với rượu và một vài bài thuốc khác.
Điều trị chứng đau mỏi xương khớp, đau lưng: Củ ba kích có tác dụng gì trong điều trị các bệnh xương khớp. Theo nghiên cứu, hoạt chất Choline có trong vị thuốc này sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của đau mỏi xương khớp.
Chữa tăng huyết áp: Nhiều nghiên cứu cho thấy ba kích có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt, nhất là chứng tăng huyết áp ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh.
Hỗ trợ ở người ăn ngủ kém, gầy yếu: Giúp người dùng ăn ngon, ngủ ngon.
Mọi thông tin về cây giồng cần tư vấn xin liên hệ: Hotline:0983.910.996 – 091.345.8996
Lợi nhuận dự kiến thu được sau 3 năm trồng với 1ha khoảng 800,000,000đ – 1,000,000,000đ
Ưu điểm của trồng cây ba kích tím: có thể trồng xen hoặc trồng thuần; chịu hạn; không sâu bệnh; dễ trồng; dễ chăm sóc; thu hoạch không phụ thuộc vào mùa vụ; giá thị trường cao, đầu ra thị trường lớn,…
Đặc biệt cây ba kích trồng theo kỹ thuật của S555 còn năng suất hơn miền bắc.
Mọi kỹ thuật cần tư vấn xin liên hệ: Hotline:0983.910.996 – 091.345.8996
- Kỹ Thuật Trồng Cây Ba Kích– Chuẩn bị đất và giống:
Ba Kích là loại cây chịu bóng, sinh trưởng tốt kể cả ở vùng đất nghèo dinh dưỡng, vùng có độ tàn che thấp (0,3-0,5). Phân bố khắp ở các tỉnh Bắc bộ, Tây Nguyên, những nới có nhiệt độ mùa lạnh 8-25 độ C và mùa nóng từ 25-38 độ C,lượng mưa hàng năm trên dưới 2.000mm, đất ẩm, thoát nước tốt.
Đất trồng cần cày xới toàn diện để đảm bảo tơi xốp đất và diệt cỏ dại.
Cây đủ tiêu chuẩn trồng là cây:
+ Đã có rễ tối thiểu khoảng 1cm, có mầm khoảng 10 cm, thời gian ươm khoảng 3 – 4 tháng, chiều cao trung bình 20 – 30cm cây con đã bắt đầu vươn ngọn leo
+ Cây khỏe mạnh, xanh tốt, không sâu bệnh, không cụt ngọn, bộ rễ phát triển đầy đủ và còn nguyên bầu.
+ Trước khi xuất vườn, cây con đã được đảo bầu, tập huấn ánh sang, phân loại và giảm tưới để quá trình bốc xếp, vận chuyển cây con không bị vỡ bầu, tổn thương.
– Cách trồng
+ Thời vụ và mật độ trồng:
Trồng vụ xuân hoặc thu, chọn những ngày râm mát hoặc mưa nhỏ.
* Vụ Xuân: Chuẩn bị hố trồng khoảng tháng 1 – 2, nên chuẩn bị hố trồng trước khoảng 1 tháng. Thời gian trồng khoảng tháng 3 – tháng 4.
* Vụ Thu: Chuẩn bị hố trồng khoảng tháng 6 – 7, nên chuẩn bị hố trồng trước khoảng 1 tháng. Thời gian trồng khoảng tháng 8 – 9
Mật độ 20.000 cây/ha với khoảng cách trồng 50cm x 1m – 1cây.
+ Làm hố và bón lót:
- Lên luống cao 20cm, mặt luống 1m rãnh luốn 15cm, bổ hốc trên mặt luống trước khi trồng kích thước 20 x 20cm sâu 20cm.
(Đất đồi dốc không cày làm đất mà cuốc hố theo hàng đồng mức cách nhau 1m, cách hàng 1,5-2m, kích thước hố 40 x 40cm sâu 30cm)
- Cuốc hốc để ải trước khi trồng ít nhất 15 ngày.
- Bón lót phân vi sinh (5 tấn/ha), dùng cuốc trộn đều phân với đất dưới mỗi hố, lấp cho gần đầy hố rồi tiến hành trồng cây.
+ Kỹ thuật trồng:
- Cây giống sau khi lấy về nên trồng luôn, xé đáy bầu nilong cẩn thẩn, tránh để đứt nhiều rễ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây sau khi trồng.
- Đặt cây giống thẳng đứng xuống hốc đã đào sẵn, lấp đất đến qua cổ rễ, kéo cây nhẹ để rễ cây duỗi thẳng không bị cuốn, sẽ làm cho cây phát triển kém. Lấp đất quanh gốc rồi ấn xung quanh, nén chặt để cây đứng vững.
- Sau khi trồng cây cần tưới ẩm thường xuyên để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt. Sau khi trồng xong cần cắm cọc cho cây leo lên.
- Trong trường hợp vùng đất trồng có mối (như Tây Nguyên thường có) thì nên sử dụng thuốc diệt mối trước khi trồng và hàng năm.
- Cần có biện pháp xử lý mỗi khi thấy cây có biểu hiện khác thường.
+ Chăm sóc, quản lý vùng trồng cây & Phòng trừ sâu bệnh gây hại
Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
- Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
- Trồng xong cần tưới ẩm cho cây khoảng 2 tuần đầu để cây bén rễ hồi xanh. Trong 2 năm đầu, mỗi năm chăm sóc 2 – 3 lần và từ năm thứ 3 mỗi năm 1 – 2 lần. Nội dung chăm sóc là cuốc xới đất quanh khóm cây, nhặt cỏ dại và diệt bỏ những cây chèn ép.
Kỹ thuật Bón phân
Năm thứ 2 và năm thứ 3 bón bổ sung phân vi sinh 0,12kg cho mỗi gốc. Chú ý điều chỉnh độ che tán 30-50%
Phòng Trừ Sâu Bệnh
Cây Ba Kích ít khi bị bệnh. Tuy nhiên có thể xuất hiện một số bệnh như lở cổ rễ, vàng lá trong điều kiện thâm canh cao. Thường sử dụng thuốc Boocđô nồng độ 0,5% hoặc kết hợp với Benlat 0,1% để phun vào gốc và lá để phòng và trị. Rắc vôi bột xung quanh luống để chống kiến, dế.
d, Thu hái, chế biến, bảo quản
Thu hoạch:
Sau 3 năm từ khi trồng cây có thể thu hoạch được vụ đầu tiên. Thời gian thu hoạch tốt nhất vào tháng 12 và tháng 1. Đào rộng phần xung quanh của cây để lấy hết phần rễ. Củ đào về rửa sạch đem phơi và sấy cho thật khô. Sau đó phân thành 3 loại theo tiêu chuẩn thương phẩm trước khi phơi sấy:
A: Củ có đường kính từ 1,2cm trở lên.
B: Củ có đường kính từ 0,8 – 1,1cm.
C: Củ có đường kính bé hơn 0,8cm.
Củ loại A và B dùng để xuất khẩu có giá trị cao nhất.
Chế biến:
Sau khi thu hoạch cần rửa sạch đất, tước bỏ phần lõi cứng của củ rồi đem phơi khô để cất giữ lâu dài.
Rượu Ba kích: Trước khi ngâm rượu, lấy một nhánh gừng già nhỏ cho vào một chén rượu nhỏ trộn đều với Ba kích khô, sao nhỏ lửa cho hơi vàng rồi hạ thổ, chờ nguội cho vào bình ngâm, cứ 50 – 60g/lít rượu 400, bịt kín sau 30 ngày có thể dùng được.
Ngoài ra, củ ba kích còn có thể chế biến thành cao ba kích./.
Lưu ý: Những người có chứng âm hư, hỏa vượng, đại tiện táo bón không được sử dụng ba kích
- Cách chế biến ba kích làm thuốc
- 1. Cách chế biến thành ba kích khô :
- Rễ cây đào về cắt bỏ cổ rễ và rễ con, chỉ lấy phần củ có đường kính 0,5cm trở lên
- Phơi nắng cho héo rồi dùng chày gỗ đập nhẹ cho bẹp phần thịt (tránh dập nát)
- Tiếp tục phơi, sấy khô, thịt sẽ biến thành màu tím hoặc hồng tím, có nhiều chỗ đứt sâu để lộ lõi gỗ nhỏ bên trong
- Cuối cùng là cắt thành từng đoạn ngắn 10cm và sử dụng
- 2. Cách chế biến ba kích tươi
- Củ ba kích sau khi thu hái về sẽ được rửa sạch và phơi ráo nước
- Dùng dao khía nhẹ vào phần thịt củ ba kích để lộ ra phần lõi, dùng dao tách phần thị và rút bỏ lõi
- Phần thịt của ba kích sẽ được dùng làm thuốc ( thường để ngâm rượu) bỏ phần lõi, không sử dụng.
- Thành phần hóa học:Trong rễ ba kích có chứa hoạt chất anthraglucozit, phytosterol, acid hữu cơ, đường, nhựa, 1 chút tinh dầu, đặc biệt rễ ba kích tươi có chứa nhiều Vitamin C (Ba kích khô không có).Tác dụng điều trị bệnh của ba kích Theo Đông y: Ba kích vị cay chát ngọt, tính ôn, vào kinh can thận có những tác dụng chính như sau:
- Tác dụng ấm thận, tráng dương, khỏe gân cốt, trừ phong thấp.
- Nước sắc ba kích có tác dụng làm hạ huyết áp, tăng sức dẻo dai, tăng sức đề kháng của cơ thể
- Rượu ba kích có tác dụng: Tăng cường chức năng sinh lý cho nam giới, bổ thận tráng dương, kiện gân cốt
- Tác dụng kéo dài thời gian quan hệ, điều trị bệnh xuất tinh sớm
- Tác dụng điều trị chứng di mộng tinh ở nam giới
- 3. Đối tượng sử dụng
- Người muốn tăng cường năng lực phòng the, kéo dài thời gian yêu (Dùng cho cả nam giới và nữ giới)
- Người bị liệt dương, suất tinh sớm nên dùng ba kích ngâm rượu.
- Người mắc chứng di mộng tinh.
- Người bình thường dùng rượu ba kích hàng ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe, tăng sức dẻo dai
- Người trung niên và người già dùng rượu ba kích giúp kiện gân cốt, bổ thận dương
- Các quán ăn, khách sạn, nhà hàng dùng rượu ba kích sẽ là một loại đồ uống giúp khách hàng có những trải nghiệm khó quên.
- Có thể dùng rượu ba kích trong những cuộc vui của cơ quan, gia đình trong mỗi cuộc vui.
- 4. Kiêng kỵ:
- Người âm hư hỏa vượng (sốt nhẹ về chiều) táo bón không dùng được.
- Uống rượu ba kích ta không có cảm giác say, tuy nhiên ta không nên uống quá nhiều (Mỗi ngày nên uống 4-5 ly nhỏ là vừa đủ)
- MỘT SỐ BÀI THUỐC CÓ VỊ BA KÍCH
- 1. Ngâm rượu ba Kích
- a. Ngâm đơn vị chỉ có ba kích:
- Ba kích tươi sau khi rửa thật sạch, bỏ lõi, tùy vào mục đích sử dụng mà có những cách chế biến khác nhau. Cách chế biến đơn giản nhất đó là ngâm rượu. Với 1 kg ba kích tươi,sau khi bóc lõi có thể ngâm từ 2-4 lít rượu. Nếu cho nhiều rượu quá nhiều mùi vị, màu sắc của ba kích sẽ ko được đậm đà. Thường để dùng cho cá nhân thi thoảng uống vài chén cho khỏe là ngâm với tỉ lệ 1kg/2 lít. Rượu ba kích có màu tím, có mùi thơm, vị ngọt nhẹ rất dễ sử dụng.
- Tham khảo: Cách ngâm rượu Ba Kích
- b. Ngâm phối hợp nhiều vị Thành phần:
- Ba kích tím loại tươi : ……….. 1kg
- Dâm dương hoắc khô: …….. 0.5Kg (Giá bán: 125.000đ/0,5kg)
- Nấm ngọc cẩu khô…………… 0,5 Kg (Giá bán: 450.000đ/kg)
- Sa sâm, câu kỷ tử , đỗ trọng, đương quy, cam thảo, đại táo mỗi vị 100g (Giá: 200.000đ)
- Cách ngâm: Phối hợp các vị thuốc trên ngâm với 7 lít rượu trắng, ngâm trong thời gian 20-25 ngày là có thể dùng được. Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 2 ly nhỏ.
- 2. Ba kích làm thuốc điều trị thận hư:
- (Nam giới liệt dương, xuất tinh sớm, phụ nữ khó thụ thai, dương hư) có thể dùng 1 trong 2 bài sau:
- Bài 1: Ba kích, đảng sâm, phúc bồn tử, thỏ ty tử, thần khúc (tất cả 300g); Củ mài núi khô 600g. Đem các vị trên, tán bột mịn làm hoàn 10g với mật ong. Ngày uống 2-3 lần/ngày, mỗi lần 1 viên hoàn.
- Bài 2: Ba kích, cốt toái bổ, đảng sâm, nhục thung dung, long cốt tất cả 300g; Ngũ vị tử 150g. Làm hoàn mềm 10g với mật ong. Ngày uống 2-3 lần/1 hoàn.
- 3. điều trị gân xương yếu, lưng, đầu gối đau buốt :
- Bài 1: Ba kích, đỗ trọng bắc tẩm muối sao, nhục thung dung, thỏ ty tử, tỳ giải tất cả 400g; Hươu bao tử: 1 bộ. Các vị trên làm hoàn cứng to bằng hạt đỗ xanh. Mỗi lần uống 6g thuốc hoàn/3 lần/ngày.
- Bài 2: Ba kích nhục 10g, thục địa 10g, nhân sâm (hoặc đảng sâm) 4g, thỏ ty tử 6g, bổ cốt toái 5g, tiểu hổi hương 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia ba lần uống trong ngày. Dùng điều trị nhũng người già yếu chân gối, tê mỏi.
- Lưu ý: Hiện nay có nhiều củ rất giống ba kích, tránh nhầm lẫn, và đặc biệt trong tự nhiên hiện nay có hai loại ba kích là ba kích tím và ba kích trắng ( Ba kích trắng có vị ngái, ngâm rượu không chuyển màu tím, và không có tác dụng điều trị bệnh)
- ————————————————————-
- QUY CÁCH CÂY GIỐNG ĐẠT CHUẨN CỦA CÔNG TY S555 – #caygiongbakichtim:
- Cây trong bầu
- Thời gian ươm: 3-4 tháng
- Chiều cao: trung bình 20cm
- Khối lượng: 200g
- Đạt chuẩn: cây xanh đẹp; nhiều rễ, đảm bảo tỷ lệ phát triển cao sau khi trồng
- Khối lượng củ sau 3-4 năm: 2 – 3kg
- Giá thị trường bán lẻ hiện nay: 200.000 – 300.000đ/kg
Với đội ngũ kỹ sư có kinh nghiệm làm việc với các dự án lớn, chắc chắn chúng tôi sẽ làm hài lòng quý khách hàng. Việt Nam có thế mạnh về Nông nghiệp & Dược liệu – Đó là cơ hội để chúng ta làm giàu và tự hào.
Mọi thông tin hợp tác, quý khách vui lòng liên hệ :
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP & DƯỢC LIỆU S555
Địa chỉ: Số 31D2 Kotam – Eatu – Tp Buôn Ma Thuột – tỉnh Đắk Lắk
Hotline: 0983.910.996 – 091.345.8996 – 082.567.1555
Website: https://duoclieuviet.org/
Email: duoclieus555@gmail.com.
https://www.facebook.com/dinhlangduan100ha
https://www.facebook.com/S555Group
——————————————————————————————-
Ngoài ra, Công ty S555 chúng tôi còn cung cấp các loại cây giống dược liệu sau:
#cay-giong-sa-nhan
admin –
Cây đạt chất lượng