Địa liền hay thiền liền, tam nại, sơn nại, sa khương, danh pháp hai phần: Kaempferia galanga, là cây thân thảo thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Cây có tên là Địa Liền vì là mọc sát mặt đất.

Đặc điểm hình thái cây địa liền
Địa liền là một loại cỏ nhỏ, sống lâu năm, có thân rễ hình củ nhỏ, bám vào nhau, hình trứng, có vân ngang. Lá 2 – 3 cái hình trứng rộng mọc xòe sát mặt đất, dài 8 – 15 cm, rộng 6 – 10 cm, gốc thuôn hẹp thành cuống dài 1 – 2 cm có rãnh kiểu lòng máng, đầu tù hơi nhọn, mép lượn sóng, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới hơi có lông mịn, gân lá chạy sát tận mép lá.

Hoa không cuống, 2 – 5 cái màu trắng có đốm tím ở giữa, mọc cao hơn lá; lá bắc hình mũi mác nhọn; 3 lá đài dài, hẹp và nhọn; 3 cánh hoa rộng hợp thành tràng có ống dài 2 – 2,5 cm; nhị không có chỉ nhị, bao phấn 2 ô song song, có nhị lép, cánh môi to xẻ đôi thành 2 thùy.
Giá trị làm thuốc của cây địa liền
Thành phần của Địa liền chủ yếu là tinh dầu (2,4 – 3,8%). Để lạnh thu được phần kết tinh và dịch lỏng; phần kết tinh chủ yếu là p-methoxy ethylcinnamat (20 – 25% trong tinh dầu); phần lỏng có trọng lượng riêng 0,8792 – 0,8914, [α] D30 = -2,60 – 4,50 n30 D là 14773 – 14855, chỉ sốaxit 0,5 – 1,3, chỉ số xà phòng 99,7 – 109.

Ngoài ra, trong Địa liền còn có một số thành phần khác như: n-penta decan; ∆3-caren ethylcinnamat; o-methoxy ethylcinnamat; m-methoxy ethylcinnamat; p-ethoxy ethylcinnamat; camphen; borneol; p-methyl styren.
Công dụng của cây địa liền
Theo y học cổ truyền:
- Địa liền có vị cay tính ôn, quy vào 2 kinh tỳ và vị, có tác dụng tán hàn, ôn trung, trừ thấp, bạt khí độc.
- Theo kinh nghiệm dân gian, Địa liền được dùng chữa ngực bụng lạnh, đau, ỉa chảy, dùng làm thuốc kiện vị chữa chứng ăn uống khó tiêu và đau dạ dày.
- Xoa bóp dùng ngoài: chữa tê phù, tê thấp, đau nhức các khớp, chữa sâu răng, …
- Theo tài liệu nước ngoài: Địa liền có tác dụng kích thích long đờm, lợi tiểu, phối hợp với mật ong chữa ho và đau ngực. Ở Philippin, nước sắc Địa liền dung để chữa ăn uống khó tiêu, đau đầu, sốt rét, lá Địa liền hơ nóng dung đắp ngoài chữa thấp khớp.
Kỹ thuật nhân giống gieo trồng
- Nguồn giống: Các củ con, sau khi thu hoạch để riêng.
- Đất trồng: Ruộng cao, trên nương rẫy, thoát nước. Cày bừa kỹ, lên luống cao 20 – 30 cm, bón lót 15 – 20 tấn phân chuồng, 250 kg supe lân, 150 kg kali trên một hecta.
- Cách trồng: Bổ hố nông, cự ly 25 – 30 cm / hố; mỗi hố đặt 1 – 2 củ con; lấp đất. Trồng xong phủ rơm rạ kín mặt luống. Củ giống trồng sau 20 – 25 ngày nảy mầm.
- Chăm sóc: Làm cỏ, vun gốc, tưới nước khi gặp hạn. Cây trồng sau 10 – 12 tháng (khi toàn bộ phần trên mặt đất tàn lụi) thì thu hoạch. Năng suất đạt 10 – 15 tấn củ tươi / hecta.
Thu hoạch, chế biến và bảo quản
Thu hoạch
Địa liền thu hoạch vào tháng 12 khi lá cây tàn lụi. Chọn ngày tạnh, nắng, đào củ sẽ dễ làm sạch đất. Nếu làm giống thì chọn củ đồng đều, nhặt sạch rễ và đất rồi đem bảo quản để trồng vụ sau.
Chế biến
Đào củ lên, nhặt sạch rễ, rửa sạch đất, thái lát mỏng phơi khô, hoặc sấy diêm sinh 1 đêm rồi phơi khô ngay sẽ được dược liệu Địa liền phiến.
Phương pháp bào chế:
Địa liền phiến: Thân rễ Địa liền sau khi thu hoạch, rửa sạch đất cát, để ráo nước, thái phiến dày 3 – 4 mm, phơi khô ngoài nắng nhẹ. Nếu thân rễ đã khô cần ngâm ẩm và ủ cho mềm trong vòng 1 – 2 giờ, rửa sạch, thái phiến và phơi khô.
Địa liền sao: Địa liền phiến sao đến khi có mùi thơm là được.
Bảo quản
Sau khi phơi nắng khô, bảo quản Địa liền trong túi polyetylen với độ ẩm 9 – 12%. Bảo quản trong kho cao ráo, thoáng.
———————————————————————————–
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP & DƯỢC LIỆU S555
Địa chỉ: Số 31D2 Kotam – Eatu – Tp Buôn Ma Thuột – tỉnh Đắk Lắk
Hotline: 0983.910.996 – 091.345.8996 – 082.567.1555
Website: https://duoclieuviet.org/
Email: duoclieus555@gmail.com.
https://www.facebook.com/dinhlangduan100ha
https://www.facebook.com/S555Group
——————————————————————————————-
Ngoài ra, Công ty S555 chúng tôi còn cung cấp các loại cây giống dược liệu sau:
#cay-giong-sa-nhan
admin –
Cây giống chất lượng tốt