CÔNG TY S555 CUNG CẤP GIỐNG ĐƯƠNG QUY VÀ THU MUA ĐƯƠNG QUY SỐ 1 TẠI TÂY NGUYÊN
Hotline: 0983.910.996 – 091.345.8996
Số 152 buôn Kotam, xã Eatu, Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ĐƯƠNG QUY – CÔNG TY S555
Cây Đương Quy (Tên khoa học: Angelica acutiloba (Sieb.et.Zucc) Kitagawa)
Cây đương quy S555
Cây đương quy S555
Điều kiện gây trồng.
Đương quy thích ứng với khí hậu mát ẩm, biên độ nhiệt độ 15 – 25oC, lượng mưa 1.600 – 2.000 mm/năm, đất giàu mùn.
Chọn vùng có khí hậu mát mẻ, thích hợp với nhiệt độ thích hợp từ 15 – 25OC. Phù hợp với các loại đất pha cát hoặc thịt nhẹ, nhiều mùn, tơi xốp, tầng canh tác sâu, thoát nước tốt. Đất trồng cần đảm bảo sạch bệnh, không có cỏ dại và thuận tiện cho việc tưới tiêu. Giao thông dễ dàng để thuận lợi cho việc vận chuyển khi thu hoạch.
Giống và kỹ thuật nhân giống đương quy
Trồng Đương quy để thu dược liệu có thể dùng một số phương pháp sau: gieo hạt trên vườn ươm sau đó đánh cây đi trồng, gieo hạt trực tiếp (gieo thẳng) hoặc có thể gieo hạt vào bầu sau đó đưa đi trồng.
* Vườn ươm:
– Cày, cuốc đất để ải trước 30 ngày, sau đó đập đất nhỏ nhặt sạch cỏ dại. Lên luống cao 20 cm, rộng mặt luống 80 cm có hình mu rùa, rãnh luống rộng 40 cm.
– Phân bón cho vườn ươm (Tính cho 1 sào bắc bộ = 360m2): Phân chuồng hoai mục 120 kg (có thể sử dụng phân vi sinh hoặc supe lân 10 kg) + NPK 10 kg + Vôi bột 15 kg.
– Cách bón: Trộn đều tất cả lượng phân chuồng, phân vi sinh, vôi bột với đất trước khi gieo hạt
Thời vụ trồng.
– Vùng miền núi phía Bắc: trồng đương quy mùa xuân, tây nguyên đương quy trồng vào mùa mưa
Đất trồng và kỹ thuật làm đất.
– Chọn đất: Đất trồng phải cao ráo, thoát nước tốt, tơi xốp có tầng canh tác trên 30 cm, tưới tiêu thuận tiện.
– Làm đất: Đất được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, làm đất nhỏ và tơi xốp. Lên luống, cao 30 – 35cm, mặt luống rộng 70- 80cm, rãnh 30 cm.
5. Mật độ và khoảng cách trồng đương quy
Mật độ 100.000 cây/ha, khoảng cách: 30cm x 30cm.
Kỹ thuật trồng.
Chọn cây có từ 4-5 lá, không sâu bệnh, không cụt ngọn đem trồng. Khi trồng đặt cây giống nhẹ nhàng vào giữa hốc đã xác định mật độ khoảng cách dùng tay vun đất xung quanh cây, lấp kín phần gốc rễ, sau đó ấn chặt đất. Trồng xong phải tưới nước ngay để cố định cây và giữ ẩm cho cây nhanh hồi xanh.
Phân bón và kỹ thuật bón phân.
– Lượng phân bón cho 01 ha: Phân chuồng hoai mục 20 tấn, 550 kg đạm urê, 750 kg supe lân, 250 kg kali/ha.
– Bón lót : Trộn đều toàn bộ phân chuồng và phân lân sau đó phủ 1 lớp đất lên.
– Bón thúc:
+ Đợt 1: Khi cây có 5 lá bón 25% đạm urê/ha
+ Đợt 2: Khi cây có 7 lá bón 25% đạm urê/ha.
+ Đợt 3: Khi cây có 9 lá bón 25% kg đạm urê/ha + 25% kali/ha.
+ Đợt 4: Khi cây có 11 lá bón 15% kg đạm urê + 50% kg kali/ha.
+ Đợt 5: Khi cây có 13 lá bón nốt số đạm và kali còn lại.
* Lưu ý: Bón cách gốc 5 – 10cm, sau khi bón tưới nước vừa có tác dụng giữ ẩm cho đất vừa để cây dễ hấp thu phân bón.
Kỹ thuật chăm sóc.
– Tỉa dặm và định cây: Sau khi trồng 3- 5 ngày cần kiểm tra kỹ, nếu gặp cây chết phải kịp thời trồng dặm cho mật độ được đồng đều.
– Làm cỏ: thường xuyên cho đến khi lá cây phủ kín luống thì thôi, kết hợp với bón thúc phân. Nếu mưa nhiều, đất bị đóng váng cần xới xáo cho đất thoáng.
Phòng trừ sâu, bệnh hại:
Sâu bệnh hại: Thường gặp Sâu xám, sâu xanh, rệp, nhện đỏ, bệnh lở cổ rễ, bệnh sùi củ.
* Biện pháp phòng trừ:
Thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp, xử lý hạt, xử lý đất, vệ sinh đồng ruộng thường xuyên. Đối với sâu xám thường gây hại có thể bắt bằng tay vào buổi tối. Khi mật cao có thể sử dụng một số loại thuốc Sherpa 25EC, thuốc tập kỳ 18EC, Vipast 5ND, Pegasus với nồng độ và thời gian cách ly theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.
Đối với các loại bệnh có thể dùng: Daconil 75WP, Score 250ND phun, tưới trực tiếp dung dịch thuốc vào gốc cây. Nồng độ, lượng dùng theo đúng chỉ dẫn nhãn thuốc.
Thu hoạch, sơ chế.
Vào tháng 11- 12, khi Cây Đương quy có biểu hiện lá úa vàng, tàn lụi, cần tiến hành thu hoạch. Chọn thời điểm thu hoạch lúc trời khô, nắng để tận dụng phơi dược liệu, tránh hoạch khi trời mưa ẩm. Sau đó rửa nước sạch vận chuyển đến nơi tiêu thụ./.
——————————————————-
TÁC DỤNG CÂY ĐƯƠNG QUY
1. Tên dược: Radix Angelicae Sinensis.
Tên thực vật: Angelica sinensis (oliv) Diels.
Tên thường gọi: Đương Quy chinese angelica root.
Bộ phận dùng: rễ- củ đương quy. Loại bỏ rễ xơ rễ được chế biến hoặc xông khói với khí sufur và cắt thành lát mỏng.
Tính vị: ngọt, cay và ấm.
Qui kinh: can, tâm và tỳ.
Công năng: Bổ máu, hoạt huyết và giảm đau. Làm ẩm ruột.
Chỉ định và phối hợp:
– Các hội chứng do thiếu máu: Dùng phối hợp đương quy với bạch thược, sinh địa hoàng và hoàng kỳ dưới dạng tứ vật thang.
– Loạn kinh nguyệt: Dùng phối hợp đương qui với sinh địa hoàng, bạch thược, và xuyên khung dưới dạng tứ vật thang.
– Kinh nguyệt ít: Dùng phối hợp Đương Quy với hương phụ, diên hồ sách và ích mẫu thảo.
– Vô kinh: Dùng phối hợp đương qui với đào nhân và hồng hoa.
– Chảy máu tử cung: Dùng phối hợp đương qui với agiao, ngải diệp và sinh địa hoàng.
– Đau do ứ máu:
a/ Đau do chấn thương ngoài: Dùng phối hợp Đương Quy với hồng hoa, táo nhân, nhũ hương và một dược.
b/ Đau do nhọt và hậu bối: Dùng phối hợp đương qui với mẫu đơn bì, xích thược, kim ngân hoa và liên kiều.
c/ Đau bụng sau đẻ: Dùng phối hợp đương qui với ích mẫu thảo, táo nhân và xuyên khung.
d/ Ứ trệ phong thấp (đau khớp): Dùng phối hợp đương qui với quế chi, kích huyết đằng và bạch thược.
e/ Táo bón do khô ruột: Dùng phối hợp đương qui với nhục thục dung và hoạt ma nhân.
Liều dùng: 5-15g.
Thận trọng và chống chỉ định: Đầu rễ có tác dụng bổ máu hơn. Phần cuối rễ tốt cho hoạt huyết. Phần thân rễ: hoạt huyết và bổ máu. Khi dùng phối hợp đương qui với rượu có thể làm tăng tác dụng bổ máu. Không dùng đương qui cho các trường hợp thấp quá mức ở tỳ và vị và ỉa chảy hoặc phân lỏng.
Tác dụng dược lý và cây dược liệu Đương Quy.
+ Tên khoa học của Đương Quy: Anglelica Sinensis Diels họ Hoa Tán (Umbelliferae).
+ Bộ phận dùng:Quy đầu là lấy một phần phía đầu củ, Quy thân là bỏ đầu và đuôi, Quy vĩ lấy phần rễ nhánh
+ Thành phần dược lý gồm có:Tinh dầu (0,02%), Glucose, Vitamin B12
+ Công dụng: Bổ huyết, Nhuận tràng, chữa Kinh nguyệt không đều, Tê nhức xương khớp
Tác dụng của Đương quy trong điều trị:
Theo Trần Thuý và Phạm Duy Nhạc đã dùng Đương quy trong các bài thuốc:
Tâm huyết hư: Hay gặp ở người thiếu máu, phụ nữ sau đẻ, dùng Đương quy 12g và 9 vị thuốc khác.
Tỳ phế đều hư: Hay gặp ở người có bệnh mãn ở phổi và đường tiêu hóa, dùng Đương quy 10g và 17 vị thuốc khác.
Can huyết hư: Thường gặp ở người già xơ cứng động mạch, cao huyết áp, lão suy. Phụ nữ sau khi đẻ, thời kỳ tiền mãn kinh hoặc các bệnh phụ khoa như kinh nguyệt ít, bế kinh…, dùng Đương quy 8g và 13 vị thuốc khác.
Thận dương hư: Thường gặp ở người già có biểu hiện lão suy, ỉa chảy mãn tính, suy nhược thần kinh thể hưng phấn giảm, dùng Đương Quy 8g và 8 vị thuốc khác.
Can âm hư: Thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh, cao huyết áp, suy nhược thần kinh, dùng Đương quy 12g và 7 vị thuốc khác.
QUY CÁCH CÂY GIỐNG ĐẠT CHUẨN #caygiongduongquy– Công ty S555:
Cây trong bầu nhiều rễ và mầm
Thời gian ươm: 3 tháng
Chiều cao: trung bình 15cm
Khối lượng: 200g
Đạt chuẩn: cây xanh đẹp; nhiều rễ, đảm bảo tỷ lệ phát triển cao sau khi trồng
Giá thị trường bán lẻ hiện nay: 100.000 – 150.000đ/kg
Hãy mua cây giống đương quy tại https://duoclieuviet.org/ – Công ty TNHH Đầu tư Nông nghiệp & Dược liệu S555 để được đảm bảo nhất về chất lượng
——————————————-
Mọi thông tin hợp tác, quý khách vui lòng liên hệ :
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP & DƯỢC LIỆU S555
Địa chỉ: Số 31D2 Kotam – Eatu – Tp Buôn Ma Thuột – tỉnh Đắk Lắk
Hotline: 0983.910.996 – 091.345.8996 – 082.567.1555
Website: https://duoclieuviet.org/
Email: duoclieus555@gmail.com.
https://www.facebook.com/dinhlangduan100ha
https://www.facebook.com/S555Group
——————————————————————————————-
Ngoài ra, Công ty S555 chúng tôi còn cung cấp các loại cây giống dược liệu sau:
#cay-giong-sa-nhan
admin –
Cây đương quy Công ty S555 đạt chuẩn