Ngưu tất có tác dụng làm giảm sức căng của tử cung và tăng độ co bóp của tử cung do tác động trực tiếp gây kích thích cho các dây thần kinh nằm phía dưới bụng.
Ngoài ra, công dụng chữa bệnh của ngưu tất còn có thể tạm thời làm giảm huyết áp, ức chế sự co bóp của tá tràng, lợi tiểu, kích thích sự vận động tử cung nếu sử dụng liều cao, hạ cholesterol trong máu và hạ huyết áp.
Đặc điểm sinh học cây ngưu tất
Ngưu tất thuộc loài họ Dền, được trồng để làm thuốc trong đông y. Khi sinh trưởng và phát triển thì thường lấy phân rễ và thân cây để làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả.
Cây ưa ẩm mát, thích hợp với đất pha cát. Cây chịu hạn nhưng không chịu úng.
Ngưu tất là cây dễ trồng, dễ để giống, thời gian sinh trưởng ngắn từ 120 – 130 ngày sau khi gieo hạt thì thu dược liệu và 80 -90 ngày sau khi trồng thì thu hạt làm giống.
Công dụng của cây ngưu tất
Người ta hay dùng cây tất để chữa trị những bệnh liên quan đến họn như sưng và đau họn, chữa ung nhọt, khi đi tiểu ra nhiều máu, trị viêm khớp, trị đau lưng…
Ngưu tất tươi có tác dụng tiêu ung, tán huyết ứ, lợi thấp; mụn nhọt; chữa đau họng, tiểu ra máu, tiểu buốt hoặc sỏi; kinh nguyệt khó khăn; đau bụng kinh, đầu gối nhức mỏi, chấn thương tụ máu.
Ngưu tất khi chín thì có tác dụng ích thận, bổ can, cường tráng gân cốt.
Kỹ thuật trồng
Chọn đất và làm đất:
Ngưu tất ưa đất thịt pha cát, tơi xốp, nhiều mùn. Đất phù sa, cao ráo, thoát nước rất hợp với Ngưu tất. Đất nhiều cát sỏi, bạc màu, đất chua mặn không trồng được Ngưu tất.
Ruộng trồng Ngưu tất phải được cày bừa, đập đất kỹ. Cày hoặc cuốc sâu có tác dụng làm cho rễ Ngưu tất dài, ăn sâu, cho năng suất cao. Khi lên luống thường bón lót phân chuồng vào lưng chừng luống. Lượng phân chuồng, theo tài liệu Trung Quốc phải bón tới 50 hoặc 60 tấn/ha, nghĩa là 2 – 3 tạ một sào Bắc bộ. Nhưng ở nước ta ít khi dùng lượng phân nhiều như thế. Tuy nhiên không nên trồng chay, năng suất sẽ thấp. Luống làm rộng 70 – 80cm cao 30 – 40cm. ở Trung Quốc người ta còn cày sâu, đập đất nhỏ và lên luống cao tới 70cm. Theo chuyên gia Trung Quốc, làm như vậy sẽ cho củ Ngưu tất dài 70 – 80cm.
Khi lên luống đã hoàn chỉnh, rạch 2 hàng dọc trên mặt luống cách nhau 20cm. Rắc phân chuồng bột trộn với tro khô.
Gieo hạt
Trồng Ngưu tất bằng cách gieo hạt. Hạt được ngâm nước ấm vài giờ, xong trộn với cát khô và tro khô để dễ gieo. Gieo rất thưa trên rạch luống. Gieo xong đậy rơm hoặc rạ. Nếu có nhiều rạ thì đậy cả mặt luống nếu không, ít nhất cũng phải đậy ở rạch luống.
Thời vụ gieo: ở miền núi tháng 2 và 3, ở đồng bằng tháng 10 và 11 (cuối thu đầu đông).
Chăm sóc
Gieo hạt xong, quan trọng nhất là tưới ẩm hàng ngày cho hạt mau nẩy mầm. Khi hạt đã mọc thì bỏ rạ và tưới bằng thùng tưới có hoa sen để cho cây khỏi bết xuống đất. Khi cây có 4 – 5 đôi lá thật thì tưới thêm phân đạm pha loãng hoặc nước tiểu pha loãng để cho cây mau kín luống. Tuyệt đối không được tưới bằng nước phân chuồng tươi sẽ không đảm bảo về an toàn dược liệu. Nếu có cỏ phải làm cỏ, xới xáo, phá váng. Khi cây đã giao tán, kín luống, nhổ tỉa bớt những chỗ quá mau, để cây cách cây 15cm. Có thể tưới bằng cách tát nước vào ruộng, ngập rãnh luống rồi té nước lên mặt luống, làm như vậy sẽ giữ được độ ẩm cho cây. Tiếp đó tháo nước cho rút hết khỏi ruộng.
Thu hoạch, sơ chế và bảo quản ngưu tất
- Ngưu tất có thể thu hoạch khi đạt 135 -140 ngày tuổi. Chọn ngày khô ráo, cắt bỏ than cây trên mặt đất, dung cuốc, thuổng để đào, tránh làm đứt rễ, ảnh hưởng đến năng xuất và thương phẩm dược liệu. Sau khi thu hoạch cắt bỏ gốc cây, phơi nắng cho mềm,rửa thật sạch, xông sinh để chống mốc và phơi nắng đến khô là được.
- Tiêu chuẩn chất lượng dược liệu:
Củ ngưu tất đạt lượng thương phẩm phải có chiều dài 20 -30 cm, đường kính 0,5- 1cm. Hơi mềm, đầu trên mang vết tích của cổ rễ, đầu dưới hơi thuôn nhỏ. Mặt ngoài màu vàng đất hay nâu nhạt, mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt, hơi đắng và the. - Hiệu quả kinh tế xã hội và khuyến nghị sản xuất
Ngưu tất là cây dễ trồng, dễ để giống, có khả năng thâm canh cho năng suất cao (3,5 tấn/ha), thích nghi với nhiều loại khí hậu đất đai.
Là cây vụ đông, ngắn ngày, thời gian sử dụng đất ngắn, dược liệu hang năm được sử dụng tương đối lớn (100 -150 tấn/năm). Đầu tư chi phí cho sản xuất ít nên giá trị lợi nhuận của người nông dân trồng cây ngưu tất tương đối cao. Cần có biện pháp phát triển trồng và ổn định diện tích trồng ngưu tất cho từng năm.
- Giá trị sử dụng làm thuốc, giá trị kinh tế
Ngưu tất có tác dụng chống viêm, hạ cholesterol máu, hạ áp, gây co cổ tử cung, chữa thấp khớp, đau bụng, bế kinh, huyết áp cao, đái buốt ra máu….Ngày dùng 6 – 12 g dưới dạng thuốc sắc.
———————————————————————————–
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP & DƯỢC LIỆU S555
Địa chỉ: Số 31D2 Kotam – Eatu – Tp Buôn Ma Thuột – tỉnh Đắk Lắk
Hotline: 0983.910.996 – 091.345.8996 – 082.567.1555
Website: https://duoclieuviet.org/
Email: duoclieus555@gmail.com.
https://www.facebook.com/dinhlangduan100ha
https://www.facebook.com/S555Group
——————————————————————————————-
Ngoài ra, Công ty S555 chúng tôi còn cung cấp các loại cây giống dược liệu sau:
#cay-giong-sa-nhan
admin –
Chất lượng tốt