Xem nhanh Nội dung bài viết
1. Nhân giống cây ăn quả
Phương pháp nhân giống hữu tính:
Phương pháp nhân giống hữu tính là phương pháp nhân giống bằng hạt.
Phương pháp chiết cành
Cơ sở khoa học của phương pháp là sau khi ta tiến hành khoanh vỏ, dưới ảnh hưởng của các chất nội sinh trong tế bào như auxin, cytokinin khi gặp những điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp thì dễ được hình thành và chọc thủng biểu bì đâm ra ngoài.
Phương pháp giâm cành.
Giâm cành là phương pháp nhân giống cây trồng bằng cơ quan sinh dưỡng. Cơ sở khoa học của phương pháp tương tự như nhân giống bằng phương pháp chiết cành.
Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép
Cơ sở khoa học của phương pháp là khi ghép, bằng những phương pháp nhất định làm cho tượng tầng của gốc ghép và thân ghép tiếp xúc với nhau, nhờ sự hoạt động và khả năng tái sinh của tượng tầng làm cho mắt ghép và gốc ghép gắn liền với nhau.
2. Đối với vườn cây ăn quả trồng mới
Lựa chọn đất trồng: Trước hết, chọn vùng đất có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với yêu cầu sinh trưởng phát triển của loại cây ăn quả định trồng. Đất tốt, tầng canh tác dày thì cây sẽ cho nhiều quả, chất lượng tốt nhưng cây ăn quả lại thường được trồng trên vùng đất đồi dốc, đất lẫn sỏi đá… Vì vậy, nguyên tắc cơ bản của việc chọn đất là tầng đất canh tác phải đủ dày để bảo đảm bộ rễ cây phát triển tốt, độ dốc không quá 20o, gần nguồn nước tưới…
Chọn cây giống: Khi đã xác định được chủng loại cây ăn quả cần trồng, địa chỉ cung cấp cây giống có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định lâu dài đến hiệu quả sản xuất. Chọn mua cây giống tốt ở các cơ sở sản xuất giống có uy tín, cơ sở được nhà nước chứng nhận có vườn cây mẹ đạt tiêu chuẩn. Cơ sở cung cấp cây giống không chỉ đảm bảo về chất lượng cây giống (đúng giống, kích cỡ cây giống đạt yêu cầu, tỷ lệ cây sống cao…) mà còn có đầy đủ các thông tin về lý lịch giống, cây giống.
Cây trồng xen canh: Cây trồng xen canh được trồng để tận dụng không gian những năm đầu khi cây trồng chính chưa khép tán. Loại cây trồng xen cần có một số đặc tính phù hợp để không cạnh tranh ánh sáng và dinh dưỡng với cây trồng chính như: nhanh cho thu hoạch, chịu bóng, thấp cây, bộ rễ phát triển không quá mạnh. Ngoài ra, nên chọn cây trồng xen có tác dụng hỗ trợ cho cây trồng chính như hạn chế xói mòn đất, hạn chế sâu bệnh hại, tăng hàm lượng mùn, đạm trong đất… sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn.
Phân bón:
Giai đoạn trồng mới: (bón trùn quế Nutri thay thế các loại phân chuồng khác )
– Sau khi đào hố xong, cho lượng trùn quế từ 2-3 kg/ gốc, lấp đất lại và đặt giống cây vào. Số lượng bón này dùng thay thế các loại phân chuồng khác.
– Ưu điểm của phân bón: số lượng ít và bón trực tiếp cho cây trồng.
Thời kì kiến thiết cơ bản: (bón trùn quế Nutri thay thế các loại phân chuồng, phân hữu cơ khác) sau trồng từ 1- 3 năm.
– Kĩ thuật bón: Dùng thuổng hay mai xẻ rãnh xung quanh gốc, cách gốc từ 35 – 40 cm, rải đều Trùn quế Nutri vào xung quanh rãnh. Lắp đất lại, phủ rơm rác và tưới nước. Đối với những nơi có làm hốc để trồng cam thì nên bón theo hốc vì rễ cây tập trung ở đó.
– Số lượng bón: 3-6 kg/ 1 gốc / 1 lần bón. Để cây hấp thu được hết hàm lượng dinh dưỡng, nên chia ra làm nhiều lần bón (từ 1- 2 lần bón ) với số lượng bón khoảng 3-6 kg/ 1 gốc / 1 lần bón.
Thời kì kinh doanh (bón trùn quế Nutri thay thế các loại phân chuồng, phân hữu cơ khác).
– Số lượng bón: 3-6 kg / 1 gốc/ 1 lần bón. Để cây hấp thu được hết hàm lượng dinh dưỡng, nên chia ra làm nhiều lần bón (từ 3-4 lần bón ) với số lượng bón khoảng 3-6 kg/ 1 gốc / 1 lần bón.
– Khi bón, thường bón từ khoảng cách xa hơn tán lá 30 cm tới gần gốc cây.
*Kết hợp với chế phẩm sinh học Trichoderma Bima để bón gốc(4-8kg/1000m2). Nhằm tạo chủng nấm vi sinh vật có lợi ức chế và tiêu diệt vi sinh vật có hại nhằm hạn chế các loại bệnh cho cây ăn quả, giúp tăng trưởng tốt và tình trang đậu quả cao, trái to… Và hạn chế phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và hoạt chất độc hại cho môi trường.
Chuẩn bị hố và trồng cây: Chuẩn bị hố trồng trước khi trồng cây ít nhất 1 tháng. Kích thước hố trồng tùy thuộc vào loại cây ăn quả, tính chất đất và địa hình. Mật độ hố tùy theo từng loại cây, tuy nhiên một số trường hợp có thể trồng dày hơn, thậm chí gấp 2 lần để vườn cây nhanh khép tán, cho năng suất thu hoạch cao những năm đầu. Sau đó, tỉa cây để cố định khoảng cách cây lâu dài. Sau khi trồng cây, việc tủ gốc giữ ẩm và cố định cho cây luôn đứng thẳng, không bị gió làm đổ ngã là công việc quan trọng nhất để đạt tỷ lệ cây sống cao và đồng đều.
3. Đối với vườn cây ăn quả đang kinh doanh
Quản lý bề mặt đất của vườn cây ăn quả: Chăm sóc cây và trồng xen cây ngắn ngày sao cho bề mặt đất vườn cây ăn quả ít bị xói mòn, không bị chai cứng, giảm độ phì thấp nhất. Một trong các giải pháp tốt là trồng cây che phủ đất cho vườn cây ăn quả. Hiện nay, có một số loại cây họ đậu rất phù hợp cho che phủ đất như cây lạc dại, đậu lông, muồng hoa vàng… cũng có thể trồng cỏ ba lá, cỏ đuôi trâu vừa tạo mùn cho đất, làm xốp đất vừa tạo cảnh quan vườn quả đẹp.
Quản lý dịch hại: Việc kiểm soát sâu hại cây ăn quả trước hết cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa như bắt bằng tay, bẫy bả, dùng thiên địch, sử dụng giống chống chịu, hệ thống canh tác phù hợp… Biện pháp phòng trừ hóa học được áp dụng cho các trường hợp sâu hại nặng. Chỉ dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép sử dụng ở Việt Nam, tốt nhất nên sử dụng thuốc trừ sâu sinh học. Đối với bệnh hại cây ăn quả, có nhiều nguyên nhân gây ra như do nấm, vi khuẩn, vi rút, tuyến trùng…. Tác động của thời tiết hay mất cân bằng dinh dưỡng (thiếu dinh dưỡng hay bị ngộ độc) cũng có thể làm cho cây có triệu chứng như bị nhiễm bệnh. Vì vậy, người trồng cây ăn quả cần phải biết chính xác nguyên nhân để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Vệ sinh vườn cây, chăm sóc cho cây sinh trưởng phát triển tốt sẽ hạn chế rất nhiều dịch bệnh. Tuy nhiên, một số loại bệnh do nấm hại lá hay thối rễ cây khá phổ biến trên cây ăn quả cần sử dụng các loại thuốc hoá học trong danh mục cho phép và phun phòng định kỳ sẽ khống chế được bệnh.
Phân bón và dinh dưỡng đất: Lượng phân bón hàng năm cho vườn cây ăn quả thường được tính toán trên cơ sở năng suất quả thu hoạch năm trước để tính lượng dinh dưỡng cây lấy đi từ đất, từ đó bổ sung dinh dưỡng cho đất. Trong sản xuất cây ăn quả hàng hóa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cần bón phân theo nguyên tắc: Bón phân trùn quế Nutri đủ liều lượng như cây trồng mới.