Để tiện cho việc sử dụng thì hầu hết các dược liệu đều cần phải sấy khô. Cách phơi sấy, bảo quản dược liệu không giống như phơi sấy các thực phẩm khác mà cần có một vài lưu ý. Dưới đây là một số kỹ thuật để phơi sấy dược liệu và bảo quản hiệu quả.
Xem nhanh Nội dung bài viết
Dược liệu là gì?
Dược liệu được hiểu là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật, động vật, khoáng vật và đạt tiêu chuẩn làm thuốc. Nhu cầu sử dụng dược liệu ngày càng nâng cao, theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 80% dân số toàn cầu sử dụng các nguồn thuốc từ tự nhiên là chủ yếu.
Vai trò của dược liệu:
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm gió mùa, có 4 mùa tương đối rõ rệt là điều kiện phát triển tốt nhiều loại cây thuốc. Hiện có trên 1000 cây thuốc đã được phát hiện.
Ngoài ra, với đường bờ biển dài 3.200 km, nguồn hải sản quý dùng làm thuốc cũng rất phong phú và đa dạng. Sử dụng dược liệu để chữa bệnh đã có từ lâu, nền tảng của Y học Việt Nam là dựa trên y học cổ truyền. Vì vậy, dược liệu có vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực y tế nước nhà.
Cách phơi sấy dược liệu và bảo quản hiệu quả
Bởi vì sự cần thiết với nhu cầu sử dụng dược liệu, phơi sấy dược liệu và dược liệu là điều vô cùng quan trọng.
Cách phơi dược liệu:
Trước khi khoa học kỹ thuật phát triển, cách làm khô dược liệu thủ công chủ yếu được sử dụng nhất là phơi dược liệu. Có các cách phơi khô dược liệu là:
Phơi dược liệu dưới ánh nắng mặt trời: Dược liệu phơi cần được trải đều lên các tấm đựng mỏng, thoáng khí như mẹt khí đặt cao khỏi mặt đất. Trong quá trình phơi thường xuyên xới đảo.Thời gian phơi có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày tùy theo từng loại dược liệu và thời tiết.
Phơi dược liệu trong bóng dâm: Có thể trải dược liệu như cách phơi dưới mặt trời hoặc buộc thành bó nhỏ rồi treo hoặc vắt trên dây thép. Việc làm khô thường được tiến hành trong các lều xung quanh không kín. Phơi trong râm thường được áp dụng với các dược liệu là hoa để bảo vệ màu sắc các dược liệu chứa tinh dầu.
Các cách phơi này đơn giản ít tốn kém nhưng có một số nhược điểm như: bị động bởi thời tiết, tốn nhiều thời gian dược liệu dễ bị bụi, thu hút ruồi nhặng đối với dược liệu có đường, một số dược liệu có thể bị biến đổi dưới tia tử ngoại và không sấy được cho nhu cầu lớn.
Cách sấy dược liệu:
Sấy là phương pháp làm khô dược liệu chủ động bằng không khí nóng trong các thiết bị khác nhau như lò sấy công nghiệp, tủ sấy công nghiệp. Trước khi tiến hành sấy, dược liệu cần được làm sạch, phân loại và sấy riêng từng loại dược liệu. Tùy từng loại dược liệu mà chọn nhiệt độ sấy thích hợp. Nói chung thì nên duy trì nhiệt độ sấy từ 40 – 70 độ C, và chia làm ba giai đoạn theo nhiệt độ tăng dần:
Giai đoạn đầu sấy ở 40 – 50 độ C
Giai đoạn giữa sấy ở 50 – 60 độ C
Giai đoạn cuối sấy ở 60 – 70 độ C
Riêng các dược liệu có chứa tinh dầu, hoạt chất dễ bị nhiệt độ cao phá hủy hay dược liệu chứa hoạt chất dễ bay hơi, dễ thăng hoa thì nhiệt độ sấy không được quá 40 độ C.
Từ khi có máy sấy nông sản, thì dược liệu chủ yếu được làm khô bằng phương pháp này. Mặc dù cần có chi phí đầu tư, nhưng lại mang lại hiệu quả lớn: Chất lượng dược liệu sấy khô được nâng cao, thời gian khô được rút ngắn, cho năng suất cao phù hợp với nhu cầu hiện nay.
Hơn nữa, ngoài sấy được dược liệu, máy sấy khô thực phẩm còn sấy được đa dạng các loại sản phẩm khác. Bạn có thể tham khảo một số dòng tủ sấy dược liệu như: Tủ sấy dược liệu xoay 12 khay Việt Nam, Tủ sấy dược liệu xoay 16 khay Việt Nam,…
- Cách bảo quản dược liệu
Để bảo quản được dược liệu tốt, yêu cầu quan trọng nhất là phải phơi sấy dược liệu khô. Phơi sấy dược liệu ở mức độ làm cho dược liệu khô dần tới độ thủy phân an toàn là tốt nhất.
Độ ẩm chung phù hợp để bảo quản dược liệu thường là 60-65%. Nhiệt độ thích hợp bảo quản dược liệu là 25 độ C, tránh để nhiệt độ lên quá cao. Dược liệu nên được đóng gói tránh các loại côn trùng, không để chung nhiều loại dược liệu có thời hạn bảo quản khác nhau.
Từ các phương pháp phơi sấy dược liệu và bảo quản trên, bạn có thể có thể phơi sấy, bảo quản dược liệu một cách hiệu quả. Với phương pháp phơi dược liệu thủ công thường chỉ còn dùng cho các gia đình. Sử dụng tủ sấy dược liệu đã trở nên rất phổ biến trong các xưởng sản xuất và đóng gói hiện nay.