Thu hái và chế biến dược liệu như thế nào cho đúng? Công ty S555 cung cấp cây giống các loại và thu mua thành phẩm

Thu hái và chế biến dược liệu như thế nào cho đúng?

Thu hái dược liệu

Việc thu hái dược liệu nói chung cần thực hiện theo nguyên tắc “ba đúng”, đó là:

– Đúng dược liệu: đúng tên, đúng loài, vì trên thực tế tên goijn của các cây thuốc ở các vùng miền khác nhau có thể rất khác nhau. Nhiều dược liệu khác nhau đôi khi lại có cùng một tên gọi, hoặc chỉ một loại dược liệu lại có nhiều tên khác nhau.

Ví dụ; có nơi gọi Cỏ nhọ nồi là Hạn liên thảo, lại có nơi gọi là cây Cỏ mực

– Đúng bộ phận dùng: trong một cây thuốc không phải bộ phận nào của cây cũng có thể dùng làm thuốc, mỗi bộ phận dùng lại có tính vị, hoạt chất khác nhau, do đó mà tác dụng cũng rất khác nhau, thậm chí có bộ phận dùng còn có tính độc.

Ví dụ: Ma hoàng thân có tác dụng phát hãn, giải biể, làm ra mồ hôi, trong khi đó ma hoàng căn (rễ cây Ma hoàng) lại có tác dụng chỉ hãn, cầm mồ hôi.

– Đúng thời điểm: tỉ lệ các hoạt chất có trong dược liệu phụ thuộc vào từng thời kì sinh trưởng và phát triển của cây. Vì thế phải thu hái đúng thời điểm mà lượng hoạt chất có hàm lượng cao nhất. Thời điểm ở đây không chỉ là mùa vụ trong năm, mà nó còn phụ thuộc vào tuổi của cây đối với các cây lâu năm.

Một số nguyên tắc chung trong thu hái dược liệu:

1. Thu hái dược liệu là rễ, thân rễ, rễ củ:

– Với cây trồng hàng năm: thu hái lúc lá cây đã ngả vàng, hoặc quả chín

– Với cây trồng lâu năm: nên thu hái vào mua thu, đông

2. Thu hái dược liệu là thân gỗ: nên thu hái vào mùa đông, khi lá cây đã rụng hết, thân cây gỗ chắc, chứa nhiều hoạt chất, dược liệu phơi sấy cũng nhanh khô và bảo quản được lâu.

3. Thu hái toàn cây: nên thu hái khi cây bắt đầu ra hoa, bằng cách cắt tỉa cành từ dưới lá tươi cuối cùng của các bộ phận trên mặt đất như thân, nhánh mang lá, hoa…

4. Thu hái dược liệu là vỏ: nên tiến hành vào mùa xuân, khi đó vỏ chứa nhiều chất nhựa nuôi cây ên có  nhiều hoạt chất và dễ bóc vỏ, nên thu hái những cành bánh tẻ, không quá non hoặc quá già.

5. Thu hái dược liệu là lá cây: nên tiến hành vào lúc cây chớm ra hoa hoặc sắp ra hoa, khi đó lá phát triển nhất và chứa nhiều hoạt chất. Lá thu hái cũng nên là lá bánh tẻ, bỏ lại lá non, tránh để dập nát và thâm đen làm giảm chất lượng.

6. Thu hái búp cây: nên tiến hành vào mùa xuân khi búp đã nảy chồi, kèm theo 1-2 lá non chưa xòe ra.

7. Thu hái hoa: nên thu hái khi hoa sắp nở hoặc chớm nở, nếu để khi hoa nở mới thu hái thì cánh hoa rất dễ rụng. Phải hái hoa bằng tay, tránh dập nát và ánh nắng gay gắt.

8. Thu hái quả: quả mọng nen được thu hái vào lúc quả sắp chín hoặc mới chín, có loại nên thu hái lúc quả còn ương (như Sa nhân). Nên hái quả lúc trời mát và để nguyên cuống. Quả bị bẩn phải được rửa sạch bằng nước và cho thấm khô, bảo quản chỗ mát chống thối.

9. Thu hái hạt: nên thu hái khi quả đã chín già, với quả khô hạt sẽ tự tách vỏ nên cần được thu hái trước lúc khkoo héo.

10. Thu hái dược liệu có chứa chất độc: phải trang bị đầy đủ dụng cụ lao động, dụng cụ bảo hộ…để bảo dảm an toàn cho người thu hái.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Dự án cung cấp cây dược liệu - Thu Mua - Hợp tác sản xuất & Thương mại Bỏ qua

Chat Facebook
Chat Zalo
Hotline: 0983910996