Cây Đan sâm còn có tên là Xích sâm, Huyết sâm, Huyết căn,… tên khoa học là Salvia miltiorrhiza Bunge, thuộc họ Hoa môi Lamiaceae. Cây đan sâm thuộc họ Bạc Hà có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Đan sâm được dùng như bài thuốc làm giãn động mạch vành, lưu thông máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim.

Đặc điểm chung của cây Đan sâm
- Đan sâm là loại cây sống lâu năm, thân phân thành nhiều cành, nhánh nhỏ, cao chưa đến 1m.
- Thân vuông cạnh, có những vệt chạy dọc theo thân. Toàn thân phủ lớp lông mỏng hơi hanh vàng.
- Lá thuộc loại lá kép lông chim lẻ, 3-5 lá chét, mọc đối.
- Phiến là hình trứng, đầu nhọn, mép có nhiều răng cưa. Mặt phải phiến lá màu xanh lục, mặt trái màu nhạt hơn, trên mặt phiến lá phủ một lớp lông mịn.
- Hoa mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá, gồm nhiều vòng chỗ dày, chỗ thưa xếp thành tầng dọc.
- Tràng hóa màu xanh nhạt, pha màu tím phớt. Tràng hoa có hai môi. Môi trên nguyên, cong hình lưỡi liềm. Môi dưới xẻ ra thành nhiều thùy.
- Quả nhỏ xíu, dài, thuôn.
- Rễ Đan sâm ăn sâu xuống đất, cong queo.
- Rễ có màu đỏ tươi, mặt ngoài nhăn nheo tạo thành rãnh nhỏ song song xuôi theo chiều dài của rễ.
- Sau lớp vỏ đỏ mỏng tang là lớp cùi mềm nâu sẫm, giữa là những thớ dọc màu vàng ngà xếp theo thớ hướng tâm như hình nan hoa xe đạp (những thớ từ vỏ ngoài chụm lại lõi đều đặn) xen kẽ là chất deo dẻo sẫm màu làm cho gân thớ càng nổi bật và rễ thêm mềm.

Hàng năm, vào dịp đầu Đông, người ta đi đào rễ Đan sâm về rửa sạch, cắt bỏ rễ phụ phơi hay sấy khô dùng làm thuốc.
Tác dụng của cây Đan sâm
Theo tài liệu cổ:
Đam sâm có vị đắng, tính hơi hàn vào hai kinh tâm và can, có tác dụng trục huyết ứ, sinh huyết mới, rút mủ, liền da. Dùng để chữa các chứng kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh (thống kinh), dùng làm thuốc hổ huyết chữa các chứng bệnh cho sản phụ,…
Ngày nay, các nhà khoa học còn chứng minh Đan sâm có những tác dụng hiệu quả đối với các bệnh về tim mạch, như:
- Đan sâm có tác dụng làm giãn động mạch vành, khiến lưu lượng máu của động mạch vành tăng rõ, cải thiện chức năng tim, hạn chế nhồi máu cơ tim.
- Tác dụng cải thiện tuần hoàn ngoại vi, chống đông máu.
- Có tác dụng hạ huyết áp.
- Trên thực nghiệm thỏ gây xơ mỡ mạch, Đan sâm có tác dụng làm giảm triglicerit của gan và máu.
- Thuốc có tác dụng kháng khuẩn, an thần, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư trên chuột thực nghiệm.

Cách chăm sóc và thu hoạch cây đan sâm
- Tưới nước: Thời gian đầu nên cung cấp đầy nước và độ ẩm cho cây phát triển. Thời điểm thích hợp để tưới nước là sáng sớm và chiều mát.
- Bón phân: Sử dụng phân vi sinh và phân chuồng hoại mục, sau đó bón xung quanh gốc sẽ giúp cây phát triển tốt. Bón phân kết hợp với xới cỏ, như vậy sẽ giúp bộ rễ thông thoáng và phát triển.
- Phòng trừ sâu bệnh: Trong quá trình chăm sóc nếu thấy biểu hiện của bệnh, bạn có thể dùng các phương pháp thủ công như bắt sâu, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng.
Thu hoạch
Nên thu hoạch đan sâm vào mùa đông. Đào rễ về rửa sạch đất, cắt bỏ cây và rễ non, phơi hoặc sấy khô. Với rễ có thể dùng sắc uống hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để chữa bệnh, tốt cho sức khỏe của con người.
———————————————————————————–
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP & DƯỢC LIỆU S555
Địa chỉ: Số 31D2 Kotam – Eatu – Tp Buôn Ma Thuột – tỉnh Đắk Lắk
Hotline: 0983.910.996 – 091.345.8996 – 082.567.1555
Website: http://duoclieuviet.org/
Email: duoclieus555@gmail.com.
https://www.facebook.com/dinhlangduan100ha
https://www.facebook.com/S555Group
——————————————————————————————-
Ngoài ra, Công ty S555 chúng tôi còn cung cấp các loại cây giống dược liệu sau:
#cay-giong-sa-nhan
admin –
Chất lượng tốt