Nâng tầm Việt Nam trên bản đồ dược liệu thế giới Công ty S555 cung cấp cây giống các loại và thu mua thành phẩm

Nâng tầm Việt Nam trên bản đồ dược liệu thế giới

Việt Nam là 1 trong 15 nước trên thế giới có trong bản đồ dược liệu từ xa xưa bởi có nguồn tài nguyên động, thực vật đa dạng với nhiều loại cây thuốc đặc hữu có giá trị sử dựng và giá trị kinh tế cao và có nền y học cổ truyền lâu đời.

Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên và rừng Việt Nam đã bị cạn kiệt do người dân tàn phá rừng, khai thác tận thu các cây thuốc quý để xuất khẩu thô với giá rẻ mạt sau đó lại nhập bã dược liệu đã bị chiết xuất hết hoạt chất không còn tác dụng chữa bệnh hoặc các chế phẩm hóa tổng hợp về sử dụng…

rau_ma_c_thu_hoch_bng_tay

Tiềm năng phát triển to lớn

Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có tiềm năng lớn về dược liệu trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Theo thống kê của Viện Dược liệu, tính đến nay đã ghi nhận 5.117 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc ở Việt Nam. Trong số đó, có khoảng 70 loài có tiềm năng khai thác với tổng trữ lượng khoảng 18.000 tấn/năm, như Diếp cá (5.000 tấn), Cẩu tích (1.500 tấn), Lạc tiên (1.500 tấn), Rau đắng đất (1.500 tấn)… Chúng ta cũng may mắn sở hữu nhiều loài dược liệu quý, hiếm, đặc hữu như: Sâm Ngọc Linh, Ba kích, Châu thụ, Ngân đằng…

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), khoảng 80% dân số tại các quốc gia đang phát triển, việc chăm sóc sức khoẻ ít nhiều có liên quan đến y học cổ truyền hoặc thuốc từ dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khoẻ.

Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “Trở về thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng tăng hơn do ít có những tác động có hại và phù hợp với quy luật sinh lý của cơ thể hơn so với thuốc hóa dược.

Tại Việt Nam, nhu cầu dược liệu trong nước khoảng gần 60 đến 80 nghìn tấn/năm, trong đó phần lớn là sử dụng trong sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng, trong hệ thống khám chữa bệnh; phần còn lại dùng cho một số lĩnh vực khác như để sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm, hương liệu…và xuất khẩu.

Hơn nữa, việc nuôi trồng dược liệu cũng làm tăng hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân, đặc biệt là có hiệu quả kinh tế cao hơn từ 3-5 lần so với trồng một số loại cây nông nghiệp (như lúa, ngô, sắn…).

Kho tàng vô giá dược liệu, thảo dược

Dù tiềm năng dược liệu to lớn như vậy nhưng Việt Nam vẫn chưa được phát huy hay quy hoạch, phát triển chuỗi giá trị, dẫn đến hiệu quả thấp. Theo số liệu của Hiệp hội dược liệu Việt Nam, 80% nhu cầu dược liệu trong nước phải nhập khẩu và tồn tại nhiều bất cập.

Tình trạng khai thác không có kế hoạch tổ chức, không chú ý tái tạo bảo tồn. Nhiều loại thuốc quý trong tự nhiên bị khai thác bừa bãi, cạn kiệt thậm chí bị phá hủy do nạn phá rừng làm cho vốn quý đa dạng dược liệu ngày càng cạn kiệt. Khi nhiên nhiên cạt kiệt, người dân lại rơi vào vòng luẩn quẩn đói nghèo… Chưa kể, vấn nạn chảy máu dược liệu quý ra nước ngoài diễn biến phức tạp. Vấn nạn dược liệu giả, mốc, kém chất lượng trong quá trình nhập khẩu… khiến chất lượng dược liệu giảm, thay đổi tính chất, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và tính mạng người sử dụng..

Lối sống lành mạnh, phòng bệnh hơn chữa bệnh trở thành xu hướng không chỉ thế giới mà có cả Việt Nam. Với phương châm một đồng phòng bệnh bằng vạn đồng chữa bệnh, nhu cầu sử dụng các thực phẩm chức năng, đặc biệt là các sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên để hỗ trợ sức khoẻ trên toàn thế giới ngày càng tăng.

Theo đó, một trong những quan điểm phát triển ngành Dược được đề cập tới trong Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, đó là phát huy thế mạnh, tiềm năng của Việt Nam để phát triển sản xuất thuốc từ liệu, trong đó mục tiêu cụ thể đến năm 2020 sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm 30%.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Dự án cung cấp cây dược liệu - Thu Mua - Hợp tác sản xuất & Thương mại Bỏ qua

Chat Facebook
Chat Zalo
Hotline: 0983910996